Nguồn gốc Tam Nguyệt Nhai

Lễ hội còn được gọi với tên gọi khác là Chợ Quan Âm – với Quan Âm được biết là một vị thần với tấm lòng từ bi trong Phật giáo Trung Quốc. Theo tương truyền, Quan Âm đã đến nước Đại Lý cổ vào rằm tháng ba theo nông lịch, chính vì vậy là một ngày lễ thờ cúng hàng năm đã được ra đời vào ngày này.[3]

Một câu chuyện khác thì lại cho rằng lễ hội là việc kỷ niệm hôn nhân của nàng công chúa có xuất thân từ gia đình vua rồng Hồ Nhĩ Hải, và một nam ngư nhân.[2] Công chúa và ngư dân ấy đã đi đến một phiên chợ tổ chức vào ngày rằm tháng ba hàng năm bởi các vị thần, tại lễ hội có rất nhiều đá quý và dược liệu.[2] Một phiên bản tương đồng, lại cho rằng phiên chợ này diễn ra trên mặt Trăng và hai vợ chồng đã đến đây mua đồ câu cá nhưng chẳng thấy gì cả.[3] Khu chợ này (hoặc cũng có thể là lấy cảm hứng từ khu chợ trên mặt Trăng) đã được chuyển xuống Trái Đất và trở thành Tam Nguyệt Nhai.[2][3]